Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Siêu lừa Huyền Như "phù phép" bà bán hột vịt lộn làm PGĐ

Sang đến ngày xét xử thứ 4 vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm, với những diễn biến bất ngờ, phiên tòa được dự đoán là sẽ "nóng" đến phút chót.
"Phù phép" cho bà bán hột vịt lộn lên làm PGĐ
Ngày thứ 4 tiếp tục phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn, Viện kiểm sát cho biết phần thẩm vấn của HĐXX khá rõ nên không cần hỏi thêm. Phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn của các luật sư
Mở đầu phẩn hỏi, luật sư bảo vệ Toàn Cầu hỏi đại diện Vietinbank về việc theo quy định của pháp luật khi nhân viên vi phạm Vietinbank có trách nhiệm không và một số câu hỏi liên quan. Ngay sau đó, đại diện Vietinbank từ chối trả lời một số câu hỏi khiến không khí phiên tòa trở nên căng thẳng.
Siêu lừa Huyền Như "phù phép" bà bán hột vịt lộn làm PGĐ - Ảnh 1
 Huyền Như đã đưa chị gái lên làm PGĐ
Liên quan đến các cá nhân đứng tên ký hợp đồng gửi tiền giả để Như thế chấp vay tiền của ngân hàng VIB, luật sư Trương Thị Hòa mời bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh - chị gái Như lên thẩm vấn. Bị cáo Hạnh cho biết trước khi xảy ra vụ án, bị cáo là người bán hột vịt lộn nhưng Như bảo về làm cho em nên tin tưởng nghe theo.
Cụ thể là bị cáo Mỹ Hạnh mặc dù trình độ chỉ có hết lớp 9, nhưng đã được cô em gái vì thương chị thu nhập thấp nên đã cho về "đầu quân". Chỉ trong một thời gian ngắn, Mỹ Hạnh đã trở thành một PGĐ. 
Cũng tại phiên tòa, Mỹ Hạnh đã bật khóc, vì không ngờ chính em gái ruột của mình lại là người đẩy mình vào con đường phạm tội. 
Huyền Như "bật" lại luật sư ngay tại tòa
Trong phiên xét xử chiều 9-1, các luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn dân sự và bị hại đặt câu hỏi theo hướng truy vấn về nghiệp vụ ngân hàng của các bị cáo nhưng hầu hết không nhận được câu trả lời.
Là bị cáo đầu vụ, nhận được câu hỏi của hầu hết luật sư tham gia xét hỏi, khi luật sư Trần Minh Hải (bảo vệ quyền lợi cho Công ty chứng khoán Phương Đông) hỏi về trách nhiệm quản lý tiền bạc trong tài khoản của khách hàng thì siêu lừa Huyền Như cho rằng việc quản lý tài khoản thế nào là việc của khách hàng, và việc khách hàng bị mất tiền cũng không thuộc trách nhiệm của ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản.
Thậm chí bị cáo Huyền Như còn phản đối luật sư Trương Thanh Đức (bảo vệ quyền lợi cho Navibank), cho rằng ông này đã làm bị cáo mất quyền lợi khi dồn dập hỏi các câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ.

Siêu lừa Huyền Như tại phiên tòa
Còn bị cáo Võ Anh Tuấn (nguyên giám đốc VietinBank Nhà Bè) từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của ngân hàng hay trách nhiệm của cán bộ ngân hàng đối với khách hàng.
Khi bị luật sư Đức "quay", bị cáo Võ Anh Tuấn cũng trả lời rằng trách nhiệm quản lý tiền và tài khoản là của khách hàng chứ không phải của ngân hàng.
Các câu hỏi dành cho VietinBank đều được HĐXX cho phép gom lại để VietinBank trả lời một lần. Điều này khiến luật sư không thể phát triển thêm được câu hỏi để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Cho rằng cách trả lời của các bị cáo Huyền Như và Võ Anh Tuấn về trách nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng là vô trách nhiệm, luật sư Đức nói: “Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, mở tài khoản ở ngân hàng, rồi bị trộm mất tiền nhưng ngân hàng nói rằng không chịu trách nhiệm gì, điều này không khác nào giao trứng cho ác”.  
Siêu lừa Huyền Như "phù phép" bà bán hột vịt lộn làm PGĐ - Ảnh 3
 Phiên xét xử Huyền Như với những diễn biến phức tạp
Nặng nề hơn, luật sư Trần Minh Hải còn ví von: "Trách nhiệm của ngân hàng như vậy thì không khác nào gửi tiền cho tiệm cầm đồ!".
Nhắc nhở hai luật sư này về cách nhận định như trên, thẩm phán Nguyễn Đức Sáu cho rằng luật sư kết luận như vậy là không nên.
Minh Hiền (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét